Cắt khối tá tụy là gì? Các công bố khoa học về Cắt khối tá tụy

Cắt khối tá tụy hay phẫu thuật Whipple là phương pháp phổ biến điều trị ung thư tụy, phát triển ở đầu tụy, được đặt theo tên bác sĩ Allen Whipple. Mục tiêu chính là loại bỏ tế bào ung thư, ngăn chặn lây lan và thực hiện cho bệnh lý lành tính khác. Phẫu thuật phức tạp này yêu cầu bác sĩ chuyên khoa; gồm cắt bỏ phần đầu tụy, tá tràng, một phần dạ dày, túi mật/ống mật và tái cấu trúc cơ quan. Rủi ro gồm nhiễm trùng, chảy máu và phục hồi lâu dài. Dù phức tạp và rủi ro, cắt khối tá tụy vẫn mang lại hy vọng sống khi thành công.

Giới thiệu về Cắt khối tá tụy

Cắt khối tá tụy, hay còn gọi là phẫu thuật Whipple, là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị ung thư tụy, đặc biệt là khi nó phát triển ở đầu tụy. Quá trình này nhằm loại bỏ khối u và các mô xung quanh nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Phẫu thuật Whipple được đặt theo tên bác sĩ Allen Whipple, người đã phát triển kỹ thuật này vào những năm 1930.

Mục đích của Phẫu thuật Whipple

Mục tiêu chính của cắt khối tá tụy là loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển lây lan sang các khu vực khác trong cơ thể. Phẫu thuật này cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp khác như những bệnh lý lành tính của tụy, tá tràng, hoặc ống mật.

Quy trình phẫu thuật

Phẫu thuật Whipple là một quá trình phức tạp và thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa với tay nghề cao. Quy trình này bao gồm việc cắt bỏ phần đầu của tụy, tá tràng, một phần dạ dày, túi mật, và một phần ống mật. Sau đó, các phần còn lại của cơ quan sẽ được tái cấu trúc để tiếp tục thực hiện chức năng tiêu hóa bình thường.

Biến chứng có thể gặp

Như các phẫu thuật lớn khác, cắt khối tá tụy đi kèm với những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Những rủi ro này bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, rò rỉ tụy và các vấn đề tiêu hóa dài hạn. Thời gian hồi phục cũng có thể kéo dài và bệnh nhân cần có sự theo dõi y tế chặt chẽ sau phẫu thuật.

Thời gian phục hồi

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật Whipple thường mất từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân thường sẽ cần hỗ trợ dinh dưỡng và vật lý trị liệu để khôi phục dần dần hoạt động tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Kết luận

Cắt khối tá tụy là một phương pháp điều trị quan trọng cho ung thư tụy và các bệnh lý liên quan. Mặc dù là một phẫu thuật phức tạp với nhiều rủi ro, nhưng nó đã mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân khi được thực hiện thành công. Việc lựa chọn tiến hành phẫu thuật này cần được thảo luận kỹ lưỡng giữa bệnh nhân và bác sĩ để đảm bảo quyết định điều trị phù hợp nhất.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "cắt khối tá tụy":

So sánh phẫu thuật cắt tuyến mang tai một phần so với phẫu thuật cắt tuyến mang tai nông hoặc toàn bộ: Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên Dịch bởi AI
British Journal of Surgery - Tập 94 Số 9 - Trang 1081-1087 - 2007
Tóm tắt Đặt vấn đề Trong vài thập kỷ qua, điều trị các khối u tuyến mang tai lành tính đã chuyển từ cắt tuyến mang tai nông hoặc toàn bộ sang cắt tuyến mang tai một phần. Nghiên cứu này nhằm xem xét liệu các kỹ thuật phẫu thuật hiện tại có cải thiện được kết quả chức năng sau phẫu thuật đối với các khối u tuyến mang tai lành tính hay không. Phương pháp Một trăm lẻ một bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm phẫu thuật thông thường (49 bệnh nhân) và nhóm phẫu thuật bảo tồn chức năng (52 bệnh nhân). Nhóm sau bao gồm đường rạch điều chỉnh từ phẫu thuật nâng mặt, bảo tồn dây thần kinh tai lớn, cắt tuyến mang tai một phần và bao phủ bằng vỏ tuyến mang tai. Kết quả Thời gian phẫu thuật trung bình ngắn hơn 0,7 giờ và tỷ lệ biến chứng tổng thể thấp hơn đáng kể ở nhóm phẫu thuật bảo tồn chức năng. Trong nhóm này, nhiều bệnh nhân hài lòng hơn với vết sẹo và đường nét khuôn mặt của họ, tỷ lệ hồi phục cảm giác dây thần kinh tai cao, và tỷ lệ liệt mặt tạm thời cũng như hội chứng Frey không phổ biến (tương ứng là 12% và 6%). Lưu lượng nước bọt kích thích ở bên phẫu thuật giảm xuống còn 71,9% sau phẫu thuật bảo tồn chức năng so với 20,7% sau phẫu thuật thông thường. Không có trường hợp khối u tái phát nào ở cả hai nhóm trong thời gian theo dõi trung bình là 48 tháng. Kết luận So với các thủ thuật thông thường, phẫu thuật bảo tồn chức năng đối với các khối u tuyến mang tai lành tính đã cải thiện các chức năng thẩm mỹ, cảm giác và tiết nước bọt, đồng thời giảm thời gian phẫu thuật và tỷ lệ biến chứng phẫu thuật.
#cắt tuyến mang tai một phần #phẫu thuật bảo tồn chức năng #khối u tuyến mang tai lành tính #nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT KHỐI TÁ TỤY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÙNG TÁ TRÀNG ĐẦU TỤY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 1 - 2023
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt khối tá tuỵ do ung thư vùng tá tràng, đầu tuỵ tại Bệnh viện Đại học Y hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang 32 bệnh nhân ung thư vùng tá tràng đầu tụy được phẫu thuật cắt khối tá tụy tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 09/2016 đến 09/2020. Kết quả: Trong ung thư vùng tá tràng đầu tụy đa số là ung thư biểu mô tuyến (75,1%), ung thư biểu mô tuyến ống (12,5%). Xâm lấm khối u ở mức độ T3 chiếm tỷ lệ cao hơn các mức độ khác (chiếm 86,7%). Biến chứng chung sau phẫu thuật gồm có 19/32 trường hợp: có 6 BN có nhiều hơn một biến chứng, có 6 BN nhiễm trùng vết mổ (18,8%), 8 BN có ứ đọng dịch sau mổ (25%), 3 BN chảy máu ống tiêu hóa, 4 BN chảy máu muộn, 1 BN chảy máu vết mổ và 1 trường hợp ứ trệ dạ dày. Thời gian phẫu thuật trung bình là 250 ±30,7 phút (180- 240 phút). Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo mức độ xâm lấn : mức độ T2: 35±0,7 tháng, mức độ T3: 45,7±3,2 tháng, T4: 27,7±6,8 tháng. Kết luận: Phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư vùng tá tràng đầu tụy được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân ung thư.
#Phẫu thuật cắt khối tá tụy #ung thư vùng tá tràng đầu tụy
KỸ THUẬT TÁI LẬP LƯU THÔNG TỤY – HỖNG TRÀNG KIỂU BLUMGART CẢI TIẾN SAU PHẪU THUẬT CẮT ĐẦU TỤY TÁ TRÀNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 527 Số 1 - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu đặt điểm kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy – hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến và khảo sát các biến chứng sau phẫu thuật và thái độ xử trí. Đối tượng và phương pháp: Gồm 87 bệnh nhân đượcthực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến sau phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/2012 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5 ± 11,0 (18 - 83) và nam/nữ khoảng 2,1. Đau tức bụng hạ sườn phải hoặc quanh rốn là 66.7%, tắc mật 65,5%, ngứa 58,6% và sút cân 56,3% bệnh nhân. Ống tụy giãn (> 3 mm) là 60,9% và không giãn (≤ 3 mm) là 39,1% bệnh nhân, nhu mô tụy xơ hóa là 31,0% so với nhu mô tụy không xơ hóa là 69,0%. Dẫn lưu ống tụy chủ động ra da là 54,7%, không dẫn lưu ống tụy là 27,6% và dẫn lưu bên trong là 5,7% bệnh nhân. Truyền máu trong phẫu thuật 35,8%, số lượng trung bình 571,9 ± 251,0 (350 – 1350 ml) và thời gian phẫu thuật trung bình 280,8 ± 28,9 (220 – 335 phút). Biến chứng chung sau phẫu thuật là 26,4% bệnh nhân. Trong đó, rò tụy 2,3%, chảy máu 5,7%, viêm tụy cấp thoáng qua 13,2% , ứ trệ dạ dày 7,5%, rò miệng nối mật ruột 1,2% và tử vong sau phẫu thuật là 1,2%. Kết luận: Kỹ thuật thực hiện miệng nối tụy hỗng tràng kiểu Blumgart cải tiến dễ làm, an toàn và hiệu quả. Mặc dù biến chứng chung sau phẫu thuật vẫn còn cao nhưng các biến chứng rò tụy, chảy máu thấp và được kiểm soát khá tốt.
#Cắt khối tá tụy #Blumgart
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT KHỐI TÁ TỤY BẢO TỒN MÔN VỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Mục tiêu: đánh giá kết quả  phẫu thuật cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị điều trị bệnh lý vùng đầu tụy tá tràng và quanh bóng Vater tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 75 trường hợp được mổ cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2015 đến 2020. Kết quả: 75 trường hợp bệnh lý vùng đầu tụy tá tràng và quanh bóng Vater bao gồm 49 nam và 26 nữ, độ tuổi trung bình là 56,5 đã được phẫu thuật cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị trong đó u đầu tụy là 41,3%, u Vater là 40%, u phần thấp ống mật chủ là 14,7%, u tá tràng là 4.0 %. Thời gian mổ trung bình là 265,5±32,3 phút, Thời gian nằm viện sau mổ là 12,7 ± 4,8 ngày. Tỉ lệ tử vong sau mổ là 4,0 % do rò miệng nối tụy ruột. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 18,6% trong đó rò mật là 5,3%, chậm lưu thông dạ dày là 6,6%, áp xe tồn dư là 2,6%. Kết luận: Phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng bảo tồn môn vị là một kỹ thuật hiệu quả an toàn rút ngắn thời gian phẫu thuật, không có hội chứng sau cắt đoạn dạ dày, phục hồi sau mổ nhanh. Rò tụy vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong sau mổ, chuẩn bi trước mổ tốt, kinh nghiệm của phẫu thuật viên là yếu tố làm giảm tỉ lệ biến chứng.
#cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị #cắt khối tá tụy
THỜI GIAN SỐNG THÊM SAU MỔ CẮT KHỐI TÁ TỤY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Thời gian sống thêm sau mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân phẫu thuật cắt khối tá tụy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu 84 trường hợp được phẫu thuật cắt khối tá tụy để điều trị các tổn thương ắc tính ở vùng đầu tụy tá tràng và quanh bóng Vater tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2016 đến 2020. Kết quả nghiên cứu: 84 trường hợp từ 26 đến 80 tuổi, 47 nam và 37 nữ, độ tuổi trên 40 là chủ yếu (92,5%). Ung thư Vater 52,4%, ung thư đầu tụy 23,8%, ung thư đường mật 19,0%. Thời gian sống thêm sau mổ cắt khối tá tụy trung bình là 36,2 tháng;  tỉ lệ sống thêm sau mổ 12 tháng là 92,1%, 36 tháng 45,6%, 60 tháng là 24,7%. Thời gian sống thêm sau mổ liên quan với nhóm tuổi (> 65 tuổi vs. £ 65 tuổi), hạch (N1 vs. N0). Kết luận: Phẫu thuật cắt khối tá tụy an toàn và hiệu quả. Thời gian sống thêm sau mổ trung bình là 36,2 tháng, thời gian sống thêm sau mổ liên quan đến nhóm tuổi, giai đoạn hạch.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẢO TỒN UNG THƯ VÚ ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT TẠO HÌNH VỚI KHỐI U TẠI VỊ TRÍ ÍT NHU MÔ TUYẾN VÚ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 511 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn về mặt ung thư học và kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật bảo tồn ung thư vú sử dụng các kỹ thuật tạo hình tại vị trí ít nhu mô vú. Phương pháp: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 23 bệnh nhân ung thư vú vị trí ít nhu môgiai đoạn I, II được phẫu thuật bảo tồn từ 2017 đến 2020 tại Bệnh viện K. Kết quả: Tỷ lệ diện cắt lạnh tức thì dương tính 13,1%, không có trường hợp nào phải mổ lại. Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 6,1 ngày. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 8,7%. Thẩm mỹ tuyến vú đẹp và tốt chiếm 95,7%. Tỷ lệhài lòng là 100%. Kết luận: Việc áp dụng các kỹ thuật tạo hình trong phẫu thuật bảo tồn ung thư vú tại vị trí ít mô đem lại kết quả thẩm mỹ tốt, an toàn về mặt ung thư và có tỷ lệ biến chứng thấp.
#phẫu thuật bảo tồn ung thư vú #kỹ thuật tạo hình #vùng ít nhu mô vú
25. Phẫu thuật nội soi toàn bộ cắt khối tá tuỵ, nhân trường hợp đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai, nhìn lại y văn về chỉ định và kết quả điều trị
Phẫu thuật nội soi đang ngày càng thay thế nhiều phẫu thuật mổ mở kinh điển. Cắt khối tá tuỵ nội soi toàn bộ cũng đã dần được thực hiện tại các trung tâm ngoại khoa trên Thế giới và Việt Nam, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Chúng tôi thông báo trường hợp đầu tiên cắt khối tá tuỵ nội soi toàn bộ được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai và xem lại y văn về chỉ định, kết quả điều trị. Bệnh nhân nữ, 64 tuổi, chẩn đoán ung thư bóng Vater (T3N0M0), Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ nội soi hoàn toàn. Thời gian mổ 540 phút, mất máu 150ml, sau mổ có chảy máu ổ bụng ngày thứ 4 điều trị nội khoa ổn định, không có các biến chứng khác. Bệnh nhân ra viện ngày thứ 23. Giải phẫu bệnh sau mổ: ung thư biểu mô tuyến, di căn 4/32 hạch nạo vét (T3bN2M0). Trường hợp này đã cho thấy cắt khối tá tuỵ nội soi hoàn toàn có thể thực hiện được ở bệnh nhân ung thư vùng tá tràng đầu tuỵ có thể cắt bỏ, chưa xâm lấn mạch máu và cho kết quả tốt.
#cắt khối tá tuỵ nội soi #cắt khối tá tuỵ nội soi toàn bộ
Giá trị của việc đo PSA ở 30 Gy, 50 Gy và 60 Gy để hạn chế liều lượng ở bệnh nhân điều trị bức xạ do tăng PSA sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt hoàn toàn Dịch bởi AI
Springer Science and Business Media LLC - - 2002
Liệu pháp bức xạ là một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân có nồng độ PSA tăng sau khi phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt hoàn toàn mà không có bằng chứng mô học về tái phát tại chỗ và không có dấu hiệu di căn xa. Trước khi điều trị bức xạ, không có sự chắc chắn nào về việc bệnh nhân có đáp ứng với điều trị hay không. Khi tổng liều bức xạ lớn hơn 60 Gy, có sự gia tăng theo cấp số mũ đối với độc tính muộn liên quan đến điều trị. Do đó, những bệnh nhân mà điều trị bức xạ sau đó tỏ ra không hiệu quả có thể được hưởng lợi từ việc hạn chế liều lượng dưới 50–60 Gy. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra giá trị tiên đoán của nồng độ PSA được đánh giá trong quá trình điều trị bức xạ. Bệnh nhân và Phương pháp: 41 bệnh nhân có nồng độ PSA tăng sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đã nhận điều trị bức xạ đến vùng giường tuyến tiền liệt với liều trung vị là 66,6 Gy. Chúng tôi đã đánh giá nồng độ PSA huyết thanh trong quá trình điều trị bức xạ tại 30 Gy, 50 Gy và 60 Gy và so sánh chúng với nồng độ PSA trước điều trị bức xạ và kết quả của điều trị bức xạ. Kết quả: Sau điều trị bức xạ, 31 bệnh nhân (76%) có nồng độ PSA không thể phát hiện (n=15), hoặc nồng độ PSA giảm nhưng vẫn có thể phát hiện được (n=16) và mười bệnh nhân (24%) có nồng độ PSA tăng và không đáp ứng. Đánh giá PSA ở 30 Gy cho thấy rằng 26% (8/31) trong số những bệnh nhân sẽ đáp ứng với điều trị bức xạ vẫn có nồng độ PSA tăng so với nồng độ PSA trước điều trị. Tại 50 Gy và 60 Gy, 93% (27/29) trong số những bệnh nhân này có nồng độ PSA giảm. Ngược lại, 75% (6/8) và 88% (7/8) trong số những bệnh nhân mà điều trị bức xạ không hiệu quả có nồng độ PSA tăng ở 50 Gy và 60 Gy (p<0,05). Kết luận: Việc đo lường PSA ở 30 Gy, 50 Gy và 60 Gy trong điều trị bức xạ cho sự gia tăng PSA sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt hoàn toàn mà không có tái phát hợp lý tại chỗ cho thông tin có giá trị về đáp ứng khối u sau này. Do đó, điều này có thể tạo cơ hội để kết thúc điều trị bức xạ trong khoảng 50 và 60 Gy, vì gần như tất cả bệnh nhân có nồng độ PSA tăng tiếp tục ở 60 Gy không có khả năng hưởng lợi từ điều trị bức xạ. Ở những bệnh nhân này, việc hạn chế liều sẽ giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ muộn một cách đáng kể, đặc biệt là đối với bàng quang và trực tràng. Các đánh giá PSA ở 30 Gy và 50 Gy hoặc 60 Gy được khuyến cáo.
#liệu pháp bức xạ #PSA tăng #phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt #độc tính muộn #khối u
Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư vùng đầu tụy
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 320 lát cắt trong chẩn đoán giai đoạn và tiên lượng trước phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư vùng đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu tiến hành ở những bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy được phẫu thuật cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2019. Kết quả: Cắt lớp vi tính 320 lát cắt phát hiện khối u với tỷ lệ 95,1%, đánh giá trước mổ ở giai đoạn I với tỷ lệ 44,8%, giai đoạn II là 41,4% và giai đoạn III là 13,8%. Trong chẩn đoán vị trí khối u, cắt lớp vi tính 320 lát cắt phù hợp cao với kết quả giải phẫu bệnh lý (hệ số Kappa = 0,69), trong đánh giá mức độ xâm lấn tĩnh mạch có độ nhạy 77,8%, độ đặc hiệu 96,2%. Thêm vào đó, cắt lớp vi tính đa dãy còn giúp phát hiện các biến đổi giải phẫu động mạch gan giúp tiên lượng cuộc mổ (11,5% động mạch gan chung hoặc động mạch gan phải thay thế xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên). Tuy nhiên, nó tỏ ra ít hiệu quả trong đánh giá di căn hạch (độ nhạy, độ đặc hiệu và mức độ chẩn đoán phù hợp lượt là 48,1%, 67,6% và 59%) và chẩn đoán giai đoạn trước mổ (hệ số Kappa = 0,18 trong kiểm định phù hợp giữa cắt lớp vi tính 320 lát cắt và giải phẫu bệnh lý). Kết luận: Cắt lớp vi tính 320 lát cắt có giá trị cao trong phát hiện khối u cũng như đánh giá xâm lấn mạch máu. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó trong đánh giá giai đoạn bệnh và di căn hạch trước mổ còn nhiều hạn chế.
#Cắt lớp vi tính đa dãy #cắt khối tá tụy #vét hạch
Về kỹ thuật cắt bỏ tuyến cận giáp trong trường hợp viêm xương bã đậu do những quan sát mới Dịch bởi AI
Springer Science and Business Media LLC - Tập 240 - Trang 362-375 - 1933
1. Tổng quan lịch sử về lĩnh vực mới của phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp (E.K.-Exstirpation). - 2. Miêu tả một trường hợp phẫu thuật gần đây của viêm xương bã đậu toàn thân, trong đó khối u E.K. nằm dưới xương ức. Bệnh khởi phát sau bệnh còi xương với các ổ bệnh địa phương, thường được gọi là sarco. - 3. Mô tả về các khối u đã được phát hiện trong các cuộc giải phẫu và phẫu thuật liên quan đến giải phẫu bình thường và giải phẫu bệnh lý. - 4. Tỉ lệ tử vong trong 55 ca phẫu thuật là 7,3%. - 5. Nguyên nhân chính do tình trạng tetani và kachexia. - 6. Hướng dẫn để cố gắng tránh tình trạng trước. Những trường hợp tử vong do kachexia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa bệnh nhân đến phẫu thuật kịp thời, điều này đã được ghi nhận là thành công trong hầu hết các trường hợp quan sát được cho đến nay. - 7. Kỹ thuật phẫu thuật dựa trên những kinh nghiệm đã được mô tả.
#cắt bỏ tuyến cận giáp #viêm xương bã đậu #phẫu thuật #nghiên cứu y khoa #kukhối u #tỉ lệ tử vong #tetani #kachexia
Tổng số: 26   
  • 1
  • 2
  • 3